Chân Không Là Gì? Ví Dụ Về Môi Trường Chân Không

Chân không? Bạn đã từng nghe về cụm từ này chưa. À tất nhiên là có, và đấy là lý do vì sao bạn có mặt ở bài viết này. Chân không là gì? Thế nào là môi trường chân không?… Cùng tìm hiểu và tham khảo một số ví dụ dưới đây nhé!

1. Chân không là gì?

Chân không là một không gian trống, không chứa bất kỳ vật chất nào và có áp suất thấp hơn áp suất khí quyển khá nhiều.

Trong tiếng anh chân không được gọi là “vacuum”, xuất phát từ ““vacuus” theo tiếng Latin có nghĩa là “bỏ trống” hoặc “khoảng trống”.

Khái niệm chân không là gì

Định nghĩa về chân không

Bạn có thể hiểu đơn giản: chân không là không gian với thể tích lớn hơn không nhưng khối lượng bằng không do không có bất kì vật chất nào bên trong.

>> Có thể bạn quan tâm: Chân không dẫn điện hay cách điện?

2. Các loại chân không

Môi trường chân không được phân loại dựa theo độ lớn áp suất của chúng. Dưới đây là phân loại chân không:

Phân loạiÝ nghĩaÁp suất chân không
TorrPaAtmosphere
Atmospheric PressureĐược gọi là áp suất khí quyển tiêu chuẩn (760 Torr)7601.013×1051
Low Vacuum– Là chân không thô

– Đạt được bằng những thiết bị thô sơ như máy hút bụi và cột áp kế lỏng.

760 to 25105 to 3×1031 to 0.03
Medium Vacuum– Chân không trung bình

– Có thể đạt được với 1 bơm hút chân không duy nhất nhưng áp suất khá thấp để đo lường với 1 áp kế khí. 

– Nó có thể đo bằng một thước đo McLeod, đo nhiệt hoặc 1 máy đo điện dung.

25 to 10-33×103 to 10-1
High Vacuum– Chân không cao

– Để tạo ra cần đòi hỏi phải bơm nhiều giai đoạn và đo lường ion.

10-3 to 10-910-1 to 10-7
Ultra High Vacuum– Chân không siêu cao

– Để tạo được phải sử dụng khoang nung để loại bỏ các dấu vết của một số loại khó, quy trình cũng đặc biệt khác. 

Đối với tiêu chuẩn của Anh và Đức xác định mức chân không siêu cao là mức áp suất dưới 10^-6 Pa (10^-8 Torr).

10-9 to 10-1210-7 to 10-10
Perfect Vacuum– Chân không tuyệt đối – là trạng thái lý tưởng của chân không. 

– Không tồn tại bất cứ hạt vật chất nào. 

– Không thể đạt được ở trong phòng thí nghiệm mặc dù có thể có khối lượng nhỏ, thời gian ngắn và không có hạt vật chất nào trong đó. Ngay cả khi tất cả các hạt của vật chất đã được gỡ bỏ, vẫn sẽ là photon và graviton, năng lượng tối, những hạt ảo, và các khía cạnh khác của chân không lượng tử.

000

Bảng giá trị áp suất môi trường chân không

Phân loại và chất lượng từng môi trường chân không 

Phải nói thêm một chút ở đây, chân không tuyệt đối (chân không hoàn hảo) là loại chân không không có bất kỳ vật chất nào cả. Tuy nhiên, trong thực tế, khó có thể tạo ra một môi trường chân không hoàn hảo. Chúng ta chỉ tạo ra được các môi trường chân không tương đối (không hoàn hảo). Tức là, một môi trường áp suất thấp hơn khí quyển nhưng vẫn còn một lượng rất ít vật chất tồn tại.

>> Tham khảo: Thế nào là áp suất âm

3. Ví dụ về môi trường chân không

Khái niệm ở trên có thể khá trừu tượng và khó hình dung với những ai chưa tiếp xúc với khái niệm này bao giờ. Mình xin đưa ra một số ví dụ về môi trường chân không để bạn dễ hình dung hơn nhé!

  • Khi đi siêu thị, chúng ta thấy có các túi thực phẩm hút chân không (chẳng hạn túi xúc xích, gà ủ muối, cá viên chiên,…) Bên trong này chính là một môi trường chân không.
  • Trong các thí nghiệm hóa học, để có được kết quả chính xác, người ta sẽ cho các chất phản ứng trong một môi trường không có bất kỳ tạp chất nào. Môi trường đấy chính là môi trường chân không.
  • Các cách làm để hút bỏ không khí trong chai lọ, bình kín, túi nilon,…. là chúng ta đang tạo ra một môi trường chân không bên trong chúng.
  • Bên ngoài vũ trụ chính là một môi trường chân không “khổng lồ”. Áp suất chân không và áp suất khí quyển là những khái niệm quen thuộc với chúng ta.

Ví dụ về môi trường chân không

Một số ví dụ về môi trường chân không

Ngoài những ví dụ gần gũi này, môi trường chân không còn xuất hiện ở nhiều ứng dụng và ngành sản xuất nữa. Những nội dung này, mình sẽ đi sâu hơn ở mục tiếp theo của bài viết.

4. Ứng dụng của chân không

Khi tìm hiểu và làm việc trong lĩnh vực bơm chân không, mình khá bất ngờ về những ứng dụng của môi trường chân không. Chân không được áp dụng trong đời sống, y tế và sản xuất công nghiệp. Có những ứng dụng rất thú vị và hữu ích.

4.1. Ứng dụng trong đời sống

ngăn chặn tình trạng oxy hóa, lên men, ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây hư hỏng thực phẩm. Thực phẩm được hút chân không có thể duy trì được độ tươi tốt.

– Sử dụng lực hút chân không để đóng gói gấu bông, quần áo, chăn gối mềm,.. nhằm giảm bớt kích thước. Tác dụng này rất hữu ích khi chúng ta chuẩn bị hành lý đi xa.

– Ứng dụng hút chân không cho điều hòa, máy lạnh, tủ lạnh để nạp gas.

Ứng dụng trong bảo quản thực phẩm

Hút chân không bảo quản thực phẩm

4.2. Chân không trong y tế, bệnh viện

Môi trường chân không được sử dụng trong các trung tâm y tế, bệnh viện phục vụ cho nhiều ứng dụng khác nhau:

  • Vệ sinh dụng cụ y tế
  • Phục vụ phòng mổ, hút dịch phòng mổ, 
  • Sử dụng trong nha khoa
  • Xử lý rác thải y tế

Ngoài ra, trong lĩnh vực y tế, chân không còn dùng trong nghiên cứu, bào chế và sản xuất dược phẩm.

Hầu hết các trung tâm y tế, bệnh viện đều có trang bị hệ thống bơm hút chân không để cung cung cấp chân không phục vụ công tác khám chữa bệnh.

Hệ thống bơm chân không y tế

Hệ thống máy bơm chân không y tế

4.3. Ứng dụng chân không trong công nghiệp

Chân không sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực sản xuất công nghiệp khác nhau:

  • Sản xuất nhựa: Chân không sử dụng trong loại bỏ bọt khí của nhựa, đảm bảo sản phẩm không bị lỗ rỗ, bề mặt đẹp. Chúng còn dùng trong khâu định hình giúp tạo thành các sản phẩm theo khuôn, định hình chính xác, nhanh chóng và đồng bộ.
  • Ngành dầu mỏ, hóa chất: môi trường chân không là yếu tố cốt lõi trong các giai đoạn chưng cất dầu mỏ, tách khí, khử khí.
  • Chế biến và sản xuất gỗ: chân không ứng dụng trong quá trình sấy gỗ, ngâm tẩm chân không, hệ thống CNC gỗ.
  • Công nghiệp điện tử: môi trường chân không là cần thiết và lý tưởng để sản xuất các linh kiện điện tử, vật liệu bán dẫn.
  • Sản xuất chế biến thực phẩm, đồ uống: môi trường áp suất chân không dùng trong nhiều khâu sản xuất như sấy khô, đóng gói thực phẩm, chưng cất tinh dầu, chiên chân không,…
  • Sản xuất giấy, bột giấy: Dùng chân không để khử khí trong dung dịch bột giấy, giúp thành phẩm mịn đẹp, không bị rỗ khí.
  • Ứng dụng trong vận chuyển, gắp nhả, nâng hạ sản phẩm
  • Dùng trong vận chuyển vật liệu hạt, vật liệu bột

Chân không ứng dụng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp

Chân không ứng dụng trong nhiều lĩnh vực sản xuất

Ngày nay, người ta sử dụng các thiết bị như: bơm hút chân không vòng dầu, bơm chân không vòng nước, bơm khô hay hệ thống chân không để tạo ra môi trường chân không.

 

Trên đây là khái niệm chân không là gì? Mình hy vọng những thông tin trong bài viết giúp ích cho bạn trong học tập và làm việc. Đừng bỏ qua website hctechco.com khi quan tâm thêm các nội dung khác về chân không nhé!

BÌNH LUẬN FACEBOOK

Trả lời

0904 643 816